Tất cả nội dung website đang trong giai đoạn hoàn thiện, thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, rất mong tất cả mọi người tham gia đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện các nội dung bài viết một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Ông Nguyễn Chí Toàn (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) hiện đang sở hữu gần 200 giống lan các loại, trong đó có nhiều loại lan rừng quý hiếm, có giá trị kinh tế….
Vườn lan của ông Nguyễn Chí Toàn (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) hiện đang có gần 200 giống lan các loại, trong đó chủ yếu là lan rừng Tây Nguyên và một số ít giống lan ngoại nhập khác. Để có được số lượng lan rừng đồ sộ như trên ông Toàn đã mất nhiều năm cất công tìm kiếm khắp các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Ông Toàn cho hay: “Tôi năm nay tuổi cũng đã lục tuần nhưng thú chơi lan chỉ mới ”chớm nở” trong khoảng 10 năm trở lại đây. Chuyện là thuở trước, tôi đi đặt ong trong rừng, bắt gặp được nhiều giống lan quý, đẹp nên cảm thấy thích và đem về nhà chơi. Lâu dần cảm thấy ”nghiền” lan rừng nên cất công sưu tầm, mua những loài quý về chơi và tìm cách nhân giống chúng.”
Chơi lan rừng không phải là thú vui xa xỉ, nhưng để chơi được lan rừng thì phải có cái ”duyên” với nó. Nói như vậy vì một lẽ, trước khi chơi lan rừng phải hiểu, nắm được đặc tính của loài thực vật này. Mua được một gốc lan rừng thì dễ nhưng để chăm sóc, gìn giữ giúp nó đơm hoa đúng thời điểm thì không phải chuyện giản đơn.
Hiện trong vườn của ông Toàn đang có nhiều loại lan rừng quý như lan nghinh xuân, lan hạt đỉnh nâu, lan hạt đỉnh vàng, lan long tu… giá thành lan rừng vườn ông cũng chỉ dao động khoảng từ 200.000 đến 5 triệu đồng. Cá biệt một số loài lan rừng đột biến như dã hạt, thủy tiên thì giá lên đến 50 đến 100 triệu đồng. Đối với giống lan đột biến, đến mùa ra hoa có màu sắc rất bắt mắt, mùi hương dễ chịu…
Hiện, ông Toàn cũng là một trong số ít người chơi lan rừng ở Tây Nguyên chịu khó tìm tòi, nhân giống lan rừng với số lượng lớn. ”Đến khoảng tháng 3,4 trong năm, tôi bắt đầu nhân giống lan rừng. Nhân giống loài này không khó như nhiều người vẫn nghĩ, điều quan trọng phải nắm vững kỹ thuật, đặc tính của lan. Mỗi năm, tôi nhân giống được khoảng 300 đến 500 gốc lan. Quá trình này mất nhiều thời gian, công sức…”, ông Toàn cho hay.
Vườn lan của ông Toàn có giá trị không dưới 1 tỉ đồng. Tuy vậy, khi được hỏi tại sao không kinh doanh lan rừng với số lượng lớn, ông Toàn cười nói: “Tôi đã già rồi, chơi lan rừng vì sở nguyện chứ không đặt nặng vấn đề kinh tế. Những ai hiểu, quý lan rừng thì có thể tìm đến nhà mua. Nhiều năm nay, lan của tôi cũng chỉ chủ yếu bán cho những người quen, cùng chung niềm đam mê.”
Muốn nghiên cứu về hoa bản địa, thì phải trồng rừng làm hoa, phải đắp núi, tạo hang nhân tạo, môi sinh để hoa lan rừng phát triển. 10 năm nữa Việt Nam sẽ cạnh tranh với thế giới bằng chính loại lan rừng của mình và sẽ là điểm đến của rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh hoa châu Á…”. Chia sẻ đầy tự hào và hy vọng của ông Nguyễn Văn Kính, người sáng lập Công ty CP Đầu tư Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Toàn Cầu. Từ kỹ sư điện đến “Vua hoa lan” Tốt...
Troh Bư (nghĩa là “thung lũng cá lóc” trong tiếng Êđê) nằm lọt giữa 4 buôn đồng bào Êđê, gồm Niêng 1, Niêng 2, Niêng 3 và Kó Đung thuộc xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn. Thung lũng cá lóc xưa kia là khu rừng hoang đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt, nhưng rồi bị con người tàn phá trơ trọi. Rồi có một người cặm cụi vun xới suốt hai thập kỷ để tái tạo lâm cảnh, biến vùng đất khô nẻ, trơ trụi thành khu vườn tươi thắm. Giữa mùa khô nắng rát, chúng tôi vào...
Mê đắm hoa lan, anh Nguyễn Quốc Tư tự mình nghiên cứu chuyên sâu về loài này, rồi mở phòng thí nghiệm để gieo hạt bảo tồn, tìm phương thức mới chăm sóc lan rừng ở Gia Lai. Anh Nguyễn Quốc Tư cho biết, từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, anh đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp, sự đa dạng và hương thơm của các loài lan rừng. Chính vì vậy, anh bắt đầu quan tâm và nghiên cứu về các loài lan từ năm 2006. Thế nhưng cơ duyên thực sự đưa anh đến với...
Người đàn ông tại Đắk Lắk đã ròng rã 26 năm sưu tầm, bảo tồn nhiều loại lan rừng quý hiếm, khu bảo tồn này cũng được xác lập kỷ lục có “Bộ sưu tập lan rừng lớn nhất Việt Nam” vào năm 2017. Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 12km, khu bảo tồn lan rừng Troh Bư tọa lạc tại xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn). Ấn tượng đầu tiên của khách khi đến tham quan đó là khung cảnh xanh rì, ngập tràn các loài cây cỏ, hoa lá và nhất là hàng trăm...
Với diện tích từ hàng chục mét vuông trong nhà đến hàng ngàn mét vuông ngoài vườn, nhiều hộ gia đình ở Đà Lạt đã phát triển đa dạng các loại lan rừng có giá trị khá cao về vật chất cũng như tinh thần. Với diện tích từ hàng chục mét vuông trong nhà đến hàng ngàn mét vuông ngoài vườn, nhiều hộ gia đình ở Đà Lạt đã phát triển đa dạng các loại lan rừng có giá trị khá cao về vật chất cũng như tinh thần. Một ngày cuối tuần, phóng viên đến số 89,...
Để chụp đủ tư liệu về các loài lan hài nở trong tự nhiên ở Việt Nam, Chu Xuân Cảnh mất 12 năm liên tục. Có những loài trong một năm, anh phải đi 3-4 lần, mỗi chuyến đi-về mất đến 900km, mới chụp được ảnh nó nở hoa. Tính đến nay, anh đã chụp được ảnh tư liệu nơi sinh sống và nở hoa của tất cả loài lan hài thuần chủng của Việt Nam, con số này đã lên đến gần 30 loài. Hoàng thảo long nhãn. Đặc biệt, không giống như nhiều người thấy đẹp là muốn...
Đăng ký trở thành thành viên hiệp hội để nhận được hỗ trợ từ các chuyên gia trong ngành, thông tin mua bán nóng hổi từ thị trường trong và ngoài nước, các kỹ thuật chăm sóc cây... và nhiều cơ hội giao lưu khác.