Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu phát triển, sử dụng và bảo tồn 05 loại Lan đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, phục vụ phát triển Kinh tế – xã hội tại Lâm Đồng – Tây Nguyên
Trước thực trạng Lan rừng của Tây nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, Tiến sỹ Nông Văn Duy – Phó Viện Trưởng viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã tnghiên cứu đề tài “Phát triển, sử dụng và bảo tồn 05 loại Lan đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, phục vụ phát triển Kinh tế – xã hội tại Lâm Đồng – Tây Nguyên”.
Sau khi hoàn thiện các bước từ nhân giống đến chăm sóc cây trưởng thành ở điều kiện hoang dại, dưới tán rừng tự nhiên thì bắt tay vào xây dựng 3 mô hình trồng lan bán hoang dại với 05 loại lan gồm: Hoàng ThảoThạch hộc; Hoàng Thảo Trần kim; Lan Hài Vàng; Lan hạc đính nâu; Lan hạc đính vàng tại Viện Nghiên cứu Khoa học tây nguyên với số lượng 4.000 cây trên diện tích 500m2 dưới tán cây của vườn thực vật, tại Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm với số lượng 8.000 cây trên diện tích 1000m2 dưới tán rừng tự nhiên, và trồng tại quốc gia Bidup Núi bà số lượng 8.000 cây trên diện tích 1000 m2 dưới tán rừng tự nhiên.
Theo đánh giá của các nhà khoa học thì những loại Lan này này phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Lâm Đồng, thành công của đề tài sẽ từng bước xây dựng hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát triển các loài lan quý hiếm từ đó nhân rộng phát triển hoa lan trong phát triển kinh tế của người dân Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên.